Tâm Kinh Bát Nhã

  Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa nói về Bồ tát Quán Tự Tại thực hành chuyên sâu Trí Bát nhã độ, quán chiếu thân tâm này gồm năm hợp thể đều không thậtvượt qua mọi khổ ách.

 “Này Xá-lợi-phất, Thân sắc chẳng khác tánh khôngTánh không chẳng khác thân sắc. Sắc tức là không. Không tức là sắc. Mọi cảm thụ, tư tưởngtâm hành và nhận thức cũng đều như thế.

 Này Xá-lợi-phất, Thật tướng của các pháp vốn Không: Không sanh, không diệt. Không dơ, không sạch. Không thêm, không bớt. Bởi thế trong bản thể Không ấy. Không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Không có mười tám giới của sáu căn, sáu trần, và sáu thức. Không có mười hai duyên khởitừ minh, hoặc vô minhcho đến vô sanh, hoặc già chết đều dứt bặt. Không có khổ và huân tập sự khổ. Không có diệt khổ vàphương pháp diệt khổ. Không trí, cũng không đắc. Vì không có đối tượng để chứng đắc.Bồ-tát thực hành Trí Bát nhã độ, nên tâm không dính mắc. Vì không dính mắc, nên không sợ hãi. Xa hẳn mộng tưởng đảo điênrốt ráo Niết bànan nhiên tự tại.

Các đức Phật quá khứhiện tại và vị lai đều thực hành Trí Bát nhã độ, nên mới thành tựu Giác ngộ tối thượng.

Vậy phải biết, Trí Bát nhã độ là Thần chú oai linhThần chú sáng rực, Thần chú cao tột, Thần chú không thể so sánh. Năng trừ mọi khổ ách. Đúng thật, chẳng sai. Nên, Trí Bát nhã độ có câu chú rằng: Vượt quaVượt qua, Hãy vượt quaVượt qua mọi khổ áchGiác ngộ hoàn toàn. ( Gate, Gate, Pāragate, Pārasaṃgate, Bodhi svāhā)”

 Bát nhã Tâm Kinh nói về Bồ tát Quán Tự Tại, tức Quán thế Âm, dùng pháp tu Quán chiếu để thành tựu Đạo nghiệp. Trong sáu pháp Ba-la-mật: Bố thíTrì giớiNhẫn nhụcTinh tấnThiền định và Trí tuệ, Thì Trí tuệ Ba-la-mật là phương thức rốt ráo có công năng vượt qua mọi khổ áchTrí tuệ không phải là sự thông minh của con người mà là Tuệ giác siêu xuất thế gian (Bát Nhã Trí), thành tựu Giác ngộ tối thượng.  Phàm mỗi người chúng ta đều mang thân năm uẩn: Sắc thuộc về thân thể – vật lý; thọ-tưởng-hành-thức thuộc về tinh thần – tâm lý. Thân này có sáu căn đều có lực dụng tiếp xúc với sáu trần, khởi ra sáu thứ nhận thức phân biệt. Chẳng hạn như mắt thấy sắc, biết được tướng mạo, sắc màu; tai nghe tiếng biết được mọi âm thanh; mũi ngửi mùi biết được hương khí, lưỡi nếm vị biết được ngon dở, thân xúc chạm biết được mềm cứng, nóng lạnh; và ý phân biệt biết được thích và không thích.

Do đó con người mang thân ngũ uẩn trôi lăn theo Căn–Trần–Thức mà sanh nhiều nghiệp chướng khổ đau ách nạn. Tựu chung có bốn khổ ách về thân: Sanh-già-bệnh-chết; và bốn khổ nạn về tâm: Thương yêu bị xa lìa; Thù ghét lại gặp gỡ; Cầu muốn mà không được; Năm hợp thể (ngũ uẩnmất cân đối. Muốn vượt thoát mọi khổ đau ách nạn thì phải tu tập, dùng trí Bát Nhã quán chiếu năm uẩn này đều không thật, không có tự tánh. Tất cả do duyên sanh và do duyên diệt.

Nguồn : Thuvienhoasen.org

One Thought on “BÁT NHÃ BA LA MẬT TÂM KINH”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *